Please come with us !
1. ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO (QUẬN SƠN TRÀ)
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí trong chuyến du lịch Đà Nẵng dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay nhưng vẫn muốn chiêm ngưỡng trọn vẹn những màn pháo hoa rực rỡ, khu vực đường Trần Hưng Đạo sẽ là một địa điểm khá ổn. Nằm đối diện với khu vực bắn, ngắm pháo hoa tại đường Trần Hưng Đạo sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm pháo hoa trọn vẹn với tất cả những màn pháo hoa tầm thấp, tầm cao lẫn các màn hiệu ứng mặt nước.
Tại khu vực đường Trần Hưng Đạo (hay còn gọi là Bạch Đằng Đông) đoạn từ cầu Sông Hàn đến khu vực khán đài sẽ được lắp đặt các dàn loa và các màn hình chiếu cỡ lớn để phục vụ người dân và du khách trong Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm nay.
Bạn nên đến sớm để có thể có được vị trí gần bờ sông – địa điểm tốt hơn cả. Dù an ninh sẽ được siết chặt tại các địa điểm xem pháo hoa trong cuộc thi, bạn cũng không nên chủ quan đối với ví tiền, điện thoại, vật dụng cá nhân, tránh để xảy ra những mất mát về tài sản đáng tiếc trong lúc đông người.
2. ĐƯỜNG BẠCH ĐẰNG – ĐƯỜNG NHƯ NGUYỆT (Bạch Đằng nối dài)
Bạch Đằng – một trong những con đường đẹp nhất thành phố – cũng sẽ là một trong những địa điểm khá lý tưởng. Đường được trang trí đèn màu rực rỡ và những hiệu ứng hình ảnh trên các công trình kiến trúc.
Cũng như đường Trần Hưng Đạo, trong Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm nay, dọc đường Bạch Đằng sẽ bố trí các hệ thống loa và màn hình lớn để giúp người dân và du khách có được những trải nghiệm về cuộc thi tuyệt vời nhất.
Địa điểm lý tưởng để bạn có thể thưởng thức pháo hoa tại khu vực đường Bạch Đằng sẽ là khu vực đối diện trụ sở Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng và Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng. Các phương tiện sẽ bị cấm lưu thông từ lúc chiều tối đến khuya nên nếu muốn đi vào khu vực này, bạn sẽ phải gửi xe.
3. CẦU SÔNG HÀN VÀ CẦU RỒNG
Là một cây cầu lịch sử nối liền hai bờ sông Hàn và gắn liền với sự đổi thay thần kỳ của thành phố Đà Nẵng, cầu Sông Hàn dường như đã trở thành một biểu tượng không thể không nhắc đến.
Bạn sẽ có một tầm nhìn thật đẹp, bao quát đối với phố phường Đà Nẵng, những cây cầu và công trình nổi tiếng khác trong thành phố như cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, Trung tâm Hành chính Đà Nẵng, khách sạn Novotel…
Trong 2 đêm trình diễn pháo hoa, từ cầu Sông Hàn bạn sẽ được chiêm ngưỡng một dòng sông Hàn lung linh, huyền ảo với những chùm hoa đăng lẫn những chiếc thuyền rồng đủ màu sắc trôi lờ lững trên sông.
Bạn có thể chọn gửi xe tại khu vực chân cầu phía đông hoặc tại khu vực bờ tây của sông Hàn. Đặc biệt, bạn không nên nghe theo bất kỳ thông tin thất thiệt nào, tránh hoảng loạn khi gặp trường hợp sự cố. Hãy giữ bình tĩnh và thông báo ngay cho lực lượng công an túc trực trên cầu nhằm tránh những tình huống hỗn loạn có thể xảy ra. Cầu Sông Hàn cũng sẽ là một trong những khu vực cấm các loại phương tiện lưu thông trong thời gian cuộc thi diễn ra, vì vậy bạn sẽ phải gửi xe nếu muốn lên cầu xem pháo hoa.
4. CẦU THUẬN PHƯỚC
Cầu Thuận Phước là chiếc cầu nối liền bán đảo Sơn Trà hùng vĩ với trung tâm thành phố, nối đường Nguyễn Tất Thành với đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa, tạo thành tuyến đường du lịch Hải Vân – Sơn Trà – Hội An. Cùng với những cây cầu nổi tiếng khác của Đà Nẵng, cầu Thuận Phước tựa như một nét cọ duyên dáng nhẹ nhàng tô vào bức tranh sông nước Đà Nẵng.
Khoảng cách và độ cao lý tưởng của cầu Thuận Phước sẽ giúp cho bạn thực sự thoải mái khi thưởng thức những màn pháo hoa tuyệt mỹ tại cuộc thi trình diễn pháo hoa năm nay. Tuy vậy cũng cần lưu ý, khoảng cách 90 m so với mặt sông này không phù hợp cho những ai bị bệnh sợ độ cao. Ngoài ra, cầu Thuận Phước là cầu dây võng nằm ở cửa sông, nên khi bạn đang đứng trên cầu thưởng thức pháo hoa dễ cảm thấy mặt cầu như đang rung chuyển khi có gió. Đó là những dao động bình thường của cầu.
* ĐNĐT - Nằm trong khuôn khổ chương trình khai trương Mùa du lịch biển 2017, sáng 30-4, giải đua Chèo...
* Điểm đến "an toàn - văn minh - thân thiện"
* Quan cảnh khuôn viên chùa Nam Sơn
Please come with us !